Tin tức | DUDOFF Việt Nam

Năm mới phát lộc nhờ khai bếp ngày Tết

Theo quan niệm của ông cha để lại đầu năm bếp có ấm, nhà mới an, giàu sang mới đến. Thế nên tập tục khai bếp ngày Tết tồn tại đến ngày nay và hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị kỹ lưỡng cho tập tục này.

Bếp là cái gốc cho một gia đình

Tuổi thơ lớn lên, chắc ai cũng được ông bà, cha mẹ dặn dò bếp là nơi nấu ăn và cái gốc của một gia đình. Hơn thế, bếp ấm thì trong nhà mới có hòa khí rồi sinh ra vượng khí nên phải biết trân trọng và duy trì.

Và thế là cứ đến ngày Tết Nguyên Đán, những người con Việt gác lại những cơm áo gạo tiền của ngày thường để tập trung làm những mâm cơm cúng tổ tiên, đãi khách…bằng những món ăn đặc trưng vùng miền đó với ý nghĩa báo hiếu, sum vầy, sung túc.

“Từ khi còn nhỏ đến khi lập gia đình tôi thấy các bậc phụ huynh rất quan tâm và tất bật việc bếp đầu năm. Bởi với họ bếp phải ấm và đỏ lửa thì mới có nhiều may mắn, gia đình an khang và hạnh phúc. Vì thế, khi có gia đình riêng mình vẫn giữ thói quen này để giữ gìn nét đẹp văn hóa trong những ngày Tết. Và mấy đứa trẻ nhà tôi rất thích những ngày Tết để cùng vào bếp với mẹ”, chị Hoàng Xuân, 40 tuổi, quận Tân Bình, HCM chia sẻ.

Nhiều gia đình khác bằng cách này hay cách khác thì luôn chú trọng giữ hơi ấm đầu năm cho gian bếp. ở thành phố ít dùng bếp củi thì họ nấu nướng những bếp hiện đại như bếp từ, bếp điện, lò nướng, lò vi sóng…

Nướng nướng trên bếp từ nhiều vùng nấu sôi nhanh và tiết kiệm thời gian

“Mấy năm nay, Tết nào gia đình tôi cũng có những ngày quây quần bên nhau với những món ăn nóng hổi. Thời này vào bếp không cực như xưa nữa, xưa thổi củi nhòe mắt thì nay 1 tiếng đồng hồ có thể nấu xong 3-4 món mà không phải đứng đợi đồ ăn chín để tắt bếp nữa. Chỉ cần hẹn giờ theo công thức có sẵn là món ăn chín như ý. Đến giờ chỉ cần bày món ăn ra mâm mà thơm ngút, nóng hổi. Và từ đó, tôi cũng giảm bớt việc bếp núc hơn. Với tôi Tết bếp phải ấm bếp thì trong nhà mới có nhiều niềm vui, gia đạo mới thuận hòa”, chị Nguyễn Hoài Thương, 35 tuổi, quận 2 kể.

Nướng gà bằng lò nướng chỉ cần hẹn giờ khoảng 40-50 phút là món ăn chín nên ngày khai bếp sẽ không còn vất vả như trước nữa

Một chuyên gia Văn hóa học cho hay, bếp là nơi tái tạo sức lạo động, nơi giữ lửa và gắn kết mọi thành viên.

Và nhiều góc nhìn khác cho rằng bếp là nơi hình thành văn hóa gốc rễ qua từng bài học. Bữa ăn không chỉ để ăn ngon và no bụng mà còn là lúc để cha mẹ ngồi lại dạy dỗ con cái những điều hay như “ ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Ăn chậm, nhai kỹ, no lâu – Ăn nhanh, chóng đói, lại đau dạ dày”, “Cơm là gạo, áo là tiền”…

Có thể khẳng định, một gia đình hạnh phúc không thể thiếu gian bếp bởi vì chính nơi này nuôi dưỡng nếp sống căn hóa, biểu tượng cho giá trị văn hóa gia đình. Vì vậy cuộc sống ngày càng hiện đại, nhà hàng, quán xá rất nhiều nhưng người ta vẫn hướng về “cơm nhà ngon hơn cơm hàng”.

Khai bếp để vạn sự hanh thông

Những ngày đầu năm, nhà nhà đều rộn ràng hơn nhờ tập tục khai bếp. Những mâm cơm thịnh soạn được trang trí đẹp mắt, chuẩn bị tươm tất…để mong rằng năm mới sẽ gặt hái nhiều may mắn, vạn lộc, phát tài hơn năm cũ.

Khai bếp đầu năm hội tụ đầy đủ triết lý âm dương ngũ hành để vạn sự hanh thông, thuận lợi, cụ thể:

Hành Kim: nồi, chảo, xoong hình tròn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự vẹn tròn.

Hành mộc: đũa tre một đầu tròn đầu vuông tượng trưng cho âm dương hòa hợp, tình yêu đôi lứa trọn vẹn, hạnh phúc.

Hành Thủy: là chất lỏng như nước, dầu ăn, nước mắm…tượng trưng cho của cải trong nhà luôn đầy đủ.

Hành Hỏa: ngọn lửa trong bếp để mang đến hơi ấm, sức khỏe cho gia đình

Hành thổ: người khai bếp để thực hiện việc bếp núc như nấu nướng, dọn dẹp…(thường gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ trong gia đình).

Nghi thức khai bếp không quy định giờ thực hiện, không cầu kỳ nhưng mọi thứ từ nồi chảo đến gia vị chuẩn bị đầy đủ để không thiếu khi nấu nướng.

Khai bếp ngày Tết của người Việt Nam đã là một tập tục để mang lại sự gắn kết và tài lộc. DUDOFF London luôn mong muốn được đồng hành với nhiều gia đình Việt Nam hơn nữa.