Tin tức | DUDOFF Việt Nam

Chế độ ăn uống cho người cao tuổi mắc các bệnh phổ biến

Hệ miễn dịch yếu, các bệnh tim mạch, hệ tiêu hóa, cao huyết áp, trí nhớ kém minh mẫn, xương khớp, hệ hô hấp yếu là những căn bệnh thường gặp ở người già. Vậy chế độ ăn uống cho người cao tuổi như thế nào cho phù hợp?

Các chuyên gia y tế cho hay, khi càng lớn tuổi các bộ phận trong cơ thể càng suy yếu nên tạo điều kiện cho nhiều tác nhân xâm nhập gây hại, dễ hình thành bệnh tật. Tuổi cao, sức yếu là điều tất yếu.

Với những người có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập luyện thể dục thể thao đều đặn…giúp duy trì đời sống tinh thần vui vẻ, lạc quan, sảng khoái, trí nhớ tốt để tăng miễn dịch và đề kháng, hạn chế bệnh phát triển nặng. Dưới đây là 5 căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

  1. Chế độ ăn uống cho người cao tuổi suy giảm hệ miễn dịch

Khi bị suy giảm hệ miễn dịch, người già rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng xoang, cảm lạnh, viêm phổi, nhiễm trùng nấm men, tiêu chảy…do cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng, các virus, vi khuẩn.

Do suy giảm chức năng tuyến ức, hoặc tủy xương ngưng sản sinh các tế bào gốc tạo ra tế bào miễn dịch nên quá trình này khiến tế bào kháng nguyên T mất dần theo tuổi tác, sự sản sinh tế bào T chậm lại.

Ở tuổi này, hệ thống mô miễn dịch, nhất là mô bạch huyết như tuyến yên sẽ thu nhỏ và số lượng các tế bào máu trắng giảm sút nên nhiệm vụ nuốt và tiêu diệt vi khuẩn cũng như các vật chất ngoại lai khác kém đi.

Khi thấy mình bị các bệnh trên hãy nhanh chóng đến gặp bác sỹ để được tư vấn cách điều trị phù hợp với cơ địa của mỗi người.

Còn trong ăn uống hàng ngày, bổ sung những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch. Bởi vì, người cao tuổi hay thiếu các chất Vitanmin và khoáng chất do thực đơn không đa dạng. Vì vậy, chế độ ăn uống cho người cao tuổi cần bổ sung đầy đủ tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Một số thực phẩm cho người cao tuổi có hệ miễn dịch kém

chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Các loại hải sản, nấm, trà, tỏi, súp lơ, rong biển…rau củ như măng tây, tỏi, a-ti-sô, tỏi tây và hành tây lúa mạch, đậu, yến mạch, hạt diêm mạch, lúa mạch đen, lúa mì, khoai tây và khoai lang táo, chuối, quả mọng, trái cây thuộc họ cam. Chất béo gồm hạt lanh và hạt chia.

Người cao tuổi có thói quen ăn mặn, đây cũng là nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch. Thừa muối gây ra các bệnh về thận, huyết áp, ung thư dạ dày. Vì vậy bạn nên giảm lượng muối trong thức ăn, hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, thực phẩm lên men…

  1. Chế độ ăn uống cho người cao tuổi bị bệnh tim mạch

Người cao tuổi thường gặp các tình trạng bệnh tim mạch như thành mạch dày lên, lòng mạch hẹp lại, cấu trúc mạch máu bị biến đổi, xơ vữa động mạch, suy tim, loạn nhịp tim, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ.

Khi người già có những dấu hiệu dưới đây nên nhanh chóng đi kiểm tra tại bệnh viện: đau thắt ngực, khó thở, đau tức ngực, ho dai dẳng, chán ăn, buồn nôn, đi tiểu đêm, nhịp tim nhanh, mạch không đều, chóng mặt, ngất xỉu…

Nguyên nhân bệnh tim của người già:

Tuổi tác cao tăng nên dẫn đến nguy cơ hẹp và suy yếu động mạch, phì đại động mạch.

Chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo và cholesterol.

Không thường xuyên vận động, hoạt động thể dục thể thao

Hút thuốc lá nên bị các chất Nicotine và Carbon monoxide gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch.

Hoặc do bẩm sinh

Thực phẩm nên ăn

Người mắc bệnh tim mạch cần có chế độ ăn vừa hợp khẩu vị, vừa góp phần bảo vệ trái tim của mình. Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tim mạch nên bổ sung những loại thực phẩm sau đây: Ngũ cốc nguyên cám và chất xơ, rau củ chứa nhiều Vitamin, khoáng chất vi lượng, chất xơ, uống đủ nước (2-3 lít nước/ngày), trái cây chuối, cam, quýt, dưa đỏ, cá, các loại nấm, trà xanh.

Và kiêng ăn các thực phẩm giàu natri, nhiều chất béo, dầu mỡ, chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh, nước uống có ga, chứa chất kích thích.

  1. Chế độ ăn uống cho người cao tuổi bị các bệnh về hệ thần kinh

Theo các chuyên gia y tế, sau 50 tuổi, mỗi ngày có khoảng 10.000 nơron thần kinh lão hóa dẫn đến hội chứng suy giảm trí nhớ nên càng già càng kém mất minh mẫn,

Tuổi càng cao, sức khỏe yếu là nguyên nhân dẫn đến hệ thần kinh và quá trình dẫn truyền xung động thần kinh suy giảm hoạt động.

Các biểu hiện như mất ngủ, dễ xúc động, dễ cáu gắt, nhạy cảm với thời tiết và thay đổi của môi trường xung quanh, giác quan không nhạy như khó nghe, nhạt miệng…Và có thể nặng hơn với các triệu chứng như chứng trầm cảm, rối loạn trí nhớ, mất khả năng nhận thức, mất trí nhớ, teo não dẫn đến tử vong.

Thực phẩm dành cho các bệnh nhân về hệ thần kinh

Tăng cường ăn các loại rau, củ quả, trái cây sẫm màu để chống lại sự não hóa của não như: bí đỏ, măng tây, đậu bắp, quả bơ, rau xanh, lựu, chuối, tỏi, các loại cá (đặc biệt là cá hồi), các loại hạt, tâm sen, ngũ cốc…để bổ sung và tăng cường Folate và vitamin B12, Vitamin E và C, Axit Folic, PS (Phosphatidyl serine).

Bên cạnh đó, hạn chế ăn nhiều mỡ động bão hòa nhiều cholesterol như nội tạng, thịt mỡ.

  1. Chế độ ăn uống cho người cao tuổi mắc bệnh hệ cơ xương khớp

Khi về già, hầu như ai cũng có vấn đề về hệ cơ xương khớp với các biểu hiện như giảm khối cơ, sức cơ, các khớp chai sạn, kém đàn hồi…nên khó chống cự khi bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như chấn thương, tai nạn.

Vì vậy, người cao tuổi thường bị các bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương…

Khi phụ huynh có những triệu chứng trên nếu chế độ dinh dưỡng kém thì bệnh phát triển nhanh hơn. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp tăng độ dẻo dai của các cơ quan trong cơ thể để kìm hãm quá trình lão hóa.

Chế độ ăn uống

Đối với những người mắc bệnh về xương khớp cần cân bằng và đa dạng hóa hấp thụ các vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa và các chất dinh dưỡng khác. Cụ thể như sau:

Acid béo omega-3 có nhiều ở cá, đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm, cá mòi và hạt chia, hạt óc chó, hạt đầu nành. Các thực phẩm này có tác dụng giảm viêm khớp rất hiệu quả. Bênh cạnh đó là trứng, rau củ quả, trà xanh và các loại thảo dược.

chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Bên cạnh đó hạn chế: ăn các loại quả nhiều đường như chuối, dưa hấu, đào, cam ngọt, dứa, lê, dưa hấu, bánh mì, thực phẩm nhiều muối, cà phê

  1. Chế độ ăn uống cho người già mắc bệnh về hệ tiêu hóa

Người cao tuổi ăn uống khó và ít hơn cho cường độ trao đổi chất giảm, các cơ quan yếu, bệnh lý tấn công . Trong khi đó, hệ tiêu hóa đóng góp 100% năng lượng và hơn 100 triệu nơron thần kinh đóng góp 70-80% cho cơ thể.

Nếu hệ miễn dịch suy giảm cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như vi khuẩn tấn công gây rối loạn hệ tiêu hóa, ăn khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. Bên cạnh đó, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản, viêm đại tràng mạn tính…là bênh thường gặp ở người già.

Chế độ ăn uống cho người cao tuổi bị bệnh về hệ hệ tiêu hóa

Không dùng thực phẩm đóng hộp

Bổ sung nhiều chất xơ yến mạch, các loại đậu và hạt. Rau cải, rái cây, axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về ruột và bệnh rối loạn tiêu hóa. Có nhiều trong cá, hàu.

 Các lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi

Các chuyên gia khuyên bạn nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng này.

Giữ tinh thần thoải mái

Ăn chậm nhai kỹ, khi nhai càng lâu thì nước bọt tiết ra càng nhiều để hỗ trợ tiêu hóa một phần thức ăn trong miệng và trở thành chất lỏng giúp trộn thức ăn ở dạ dày trước khi chuyển vào ruột non trơn tru.

Ngày nay, các món ăn cho người già được khuyến khích nấu không mặn, ăn đồ ít dầu mỡ, đồ hấp để giữ nguyên chất. Như món cá thịt cáp chảo, hấp rau củ bằng lò vi sóng…

Trên đây là những chia sẻ về chế độ ăn uống cho người cao tuổi. Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ 1900 0071 để được giải đáp.