Tin tức | DUDOFF Việt Nam

Khám phá món ăn truyền thống ngày Tết của miền Nam

Khí hậu chan hòa, thiên nhiên ưu đãi “dưới sông có cá, trên bờ có rau” nên đi đến đâu trong miền Nam cũng thấy được một miền ẩm thực đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó là món ăn mang đậm phong cách hào phóng, thoải mái như tính cách của người dân miền Nam.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá món ăn truyền thống ngày Tết của miền Nam:

Bánh tét miền Nam

Người miền khác khi vào Nam lập nghiệp, ở lại ăn Tết không khỏi ngạc nhiên về sự đa dạng của bánh tét. Cũng là một hình trụ dài nhưng nhân bánh có nhiều loại, bánh tét nhân chay, nhân mặn, nhân thập cẩm và không nhân.

Loại phổ biến nhất là bánh tét được gói với nếp, đậu xanh, không có hoặc có ít thịt ba chỉ, dùng lá chuối thay cho lá dong.

Khi bánh chín rồi cắt thành từng lát và ăn kèm với thịt kho tàu, củ kiệu chua ngọt để tăng thêm hương vị.

Thịt kho tàu bùi bùi nhớ thương

Thịt kho tàu của miền Nam với vị ngọt thanh, béo ngậy của nước dừa đã làm nên đặc trưng của món ăn. Để rồi với bất cứ người miền nào mới ăn sẽ thảng thốt lên và không ngừng khen ngon.

Một nồi thịt trứng sóng sánh màu vàng nâu sóng sánh, từng miếng thịt vuông vức, lớp bì đủ độ mềm, lớp mỡ giữ được độ trong, lớp nạc mềm mềm khi cắn vào beo béo. Và khi thịt ngấm nước dừa cùng các gia vị quen thuộc để tạo nên một mùi hương chung của món thịt kho tàu này.

Những đứa trẻ hay người lớn chỉ mong ngày Tết để được ăn chúng với bánh tét. Hoặc có thể ăn với cơm trắng, cuốn bánh tráng, dưa món đều ngon mà không ngán.

Theo như nhiều người gốc Nam chia sẻ, thì món ăn này họ muốn gửi gắm cả hương Xuân, vị Tết và với ước mong một năm mới sung túc.

Về cái tên “thịt kho tàu” không phải xuất xứ từ Trung Quốc, mà theo người dân giải thích, chữ “tàu” ở đây có nghĩa là nhạt, là món ăn thuần Việt.

Canh khổ qua cầu mong bớt cơ cực

Người dân miền nào mà chẳng mong mình bớt cơ cực đi, bớt khó khăn đi trong năm mới. Với người miền Nam họ chọn cho mình món ăn đầu năm mới để thêm may mắn là món canh khổ qua dồn thịt (người miền Bắc gọi là canh mướp đắng dồn thịt).

Món ăn này đắng nhưng khi ăn vào sẽ có vị ngọt dần dần và thêm vị béo bùi của thịt băm nhuyễn trộn với mộc nhĩ. Và về công dụng thì món ăn này tốt cho sức khỏe, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, máu lưu thông tốt, giảm béo…

Chiều 30 Tết, món ăn này luôn có mặt trong mâm cơm của các gia đình người miền Nam.

Củ kiệu tôm khô chua chua ngọt ngọt

Là món ăn bình dị được làm từ củ kiệu và tôm khô mang đặc trưng ẩm thực Nam Bộ. Có một chút hăng nồng và ngọt tự nhiên của tôm khô để khi ăn kèm với bánh tét, thịt kho tàu đỡ ngán.

Là vùng đất với cá tôm đầy sông, khi ăn đồ tươi không hết, người dân tận dụng phơi khô để ăn hàng năm. Vì vậy món củ kiệu tôm khô đã trở thành món ăn đặc trưng của nơi này với nguyên liệu tôm khô, trứng bắc thảo trộn với củ kiệu, nêm nếm gia vị để tạo nên vị đậm đà, béo, chua, độ giòn rất riêng của món ăn.

Tết này các bạn miền Nam sẵn sàng căng bụng với món ăn này chưa?

Và rất nhiều món ăn truyền thống ngày Tết của miền Nam như nem rán chua ngọt, gỏi cuốn, tai heo ngâm nước mắm, chả bò, củ cải chua ngọt, lạp xưởng, mứt dừa… hầu như xuất hiện đủ trên mâm cơm cúng tổ tiên và sau đó là đãi khách.

Khám phá món ăn truyền thống ngày Tết của miền Nam bạn sẽ khá bất ngờ phải không nào?

Vậy tiếp theo, bạn sẵn sàng khám phá món ăn truyền thống ngày Tết của miền Trung không? DUDOFF London sẽ gửi bạn đọc những thông tin bổ ích và thú vị nhất về ẩm thực của miền này ở bài tiếp theo nhé!